ưu nhược điểm một số loại cọc dùng trong xây dựng

Cọc là loại một cấu kiện được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Mục đích chủ đạo của cọc dùng trong xây dựng là để gia cố nền, tăng độ ổn định và chắc chắn cho móng. Chính vì cọc có vai trò rất lớn trong xây dựng nên hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số loại cọc dùng trong xây dựng.

1 Phân loại cọc dùng trong xây dựng

Hiện nay, theo kiến thức chuyên môn, cọc dùng trong xây dựng có nhiều cách để phân loại. cụ thể chúng ta có thể phân loại cọc dựa vào mục đích sử dụng, vật liệu hay biện pháp thi công. Để dễ hình dung và cũng giúp mọi người dễ dàng tiếp cận, chúng ta sẽ cùng phân tích việc phân loại cọc dùng trong xây dựng theo vật liệu.

  • Cọc gỗ: Cọc gỗ thì sử dụng các cây gỗ tự nhiên, đường kính từ 10 cm-40 cm, có thể là cây họ gỗ, hoặc cây tre…

các loại cọc dùng trong xây dựng

  • Cọc bê tông cốt thép: Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc đúc sẵn hoặc cọc đổ tại chỗ. Đây là loại cọc phổ biến dùng trong xây dựng cho dân dụng và công nghiệp;
  • Cọc ly tâm: Cọc ly tâm bản chất cũng là cọc bê tông cốt thép, nhưng cường độ cao hơn, được sản xuất trong nhà máy, thường dùng cho các dự án công nghiệp, cảng biển và cao tầng.

các loại cọc dùng trong xây dựng

  • Cọc thép: Cọc thép hay còn gọi là cừ thép, thường được sử dụng ở các công trình dân dụng, làm tường chắn đất, hoặc các dự án cầu đường;

các loại cọc dùng trong xây dựng

=> Học Autocad cơ bản và nâng cao uy tín nhất<=

2 Ưu nhược điểm của các loại cọc dùng trong xây dựng

1. ưu điểm và nhược điểm của cọc gỗ

Ưu điểm của cọc gỗ đó là cọc có kích thước sẵn, nguồn cung cấp lớn, hầu như có ở mọi vùng miền; giá thành của cọc gỗ là kinh tế nhất so với tất cả các loại cọc còn lại. Sự hao hụt tổn thất thấp, dễ dàng thi công. Ngoài ra cọc gỗ được đặt dưới mực nước, những khu vực đầm lầy, do đó chúng tồn tại khá dài, trong khoảng 10-20 năm. Cọc gỗ thường được thiết kế cho 15 đến 20 tấn.

Nhược điểm của cọc gỗ đó là: Cọc có chiều dài không lớn do việc nối các cây gỗ dài là không hiệu quả, khi đó rất khó để có được cọc thẳng nếu chiều dài lớn. Khi gặp nền địa chất cứng thì rất khó đóng cọc. Ngoài ra tải trọng nó chịu được cũng không lớn, nên chỉ thích hợp với các công trình dân dụng nhỏ hoặc tường chắn.

2. ưu điểm và nhược điểm của cọc bê tông cốt thép

Ưu điểm của cọc bê tông hay cọc ly tâm là vấn đề bảo đảm được chất lượng kỹ thuật. Cọc bê tông cốt thép có độ bền cao, khả năng chịu lực lớn, Chiều dài cọc lớn, có thể cắm xuyên qua các lớp địa chất cứng. Tiến độ lắp đặt và thi công nhanh. Vì những ưu điểm trên mà cọc bê tông cốt thép được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi dân dụng và công nghiệp.

Nhược điểm của việc sử dụng cọc bê tông cốt thép đó là: Quá trình thi công đòi hỏi giám sát cẩn thận và kiểm soát chất lượng thực tế từ nhà máy đến công trường. Khi thi công yêu cầu nhiều máy móc và thiết bị phức tạp.

3. ưu điểm và nhược điểm của cọc thép

Ưu điểm của cọc thép đó là chúng rất dễ lắp đặt, có thể đạt đến độ sâu lớn hơn so với bất kỳ loại cọc nào khác. Cọc thép ó thể xuyên qua lớp đất cứng do diện tích mặt cắt ít hơn và độ cứng vật liệu cao hơn. Cọc thép cũng rất dễ dàng ghép bằng phương pháp hàn. Khả năng chịu lực của cọc thép lớn.

Nhược điểm của cọc thép đó là dễ bị ăn mòn do nó là vật liệu thuần kim loại, Có khả năng đi chệch hướng khi ép, và giá thành khá cao.

=>Chia sẻ khóa học Autocad triển khai bản vẽ kiến trúc<=

3 Phạm vi sử dụng của các loại cọc

Dựa vào tính chất của lớp đất nền, yêu cầu về khả năng chịu tải trọng, phương án thi công, giá thành kinh tế của dự án mà chủ đầu tư lựa chọn các loại cọc khác nhau.

Với cọc gỗ thì thường dùng cho dự án nhỏ, kè bờ, gia cố nền đất yếu, hoặc quy mô nhà dân dụng.

Với cọc bê tông thì được sử dụng rộng rãi nhất, dùng cho các dựa án ở quy mô dân dụng và công nghiệp.

Phạm vi sử dụng của cọc thép hạn chế hơn, chủ yếu cùng cho các công việc tạm như tường chắn, cừ chắn, tường vây. Tuy vậy tại một số dự án cảng biển, người ta vẫn thiết kế sử dụng cọc thép để làm bến cầu tàu.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Tìm nhanh các chủ đề khác tại diễn đàn học học xây dựng

Và nếu thấy bài viết này có ích, hãy để lại bình luận hoặc đánh giá 5 sao cho bài viết này nhé. Đó là động lực để mình chia sẻ thêm nhiều tài liệu hơn nữa.

=>Bạn có muốn “Thành thạo kế toán tổng hợp<=

Trả lời