Cách xử lý vết nứt dầm bê tông

Vết nứt dầm bê tông có thể biểu thị khả năng chịu lực của dầm đang có vấn đề. Nếu vết nứt lớn thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và sự làm việc an toàn của công trình. Để biết được mức độ ảnh hưởng và cách xử lý vết nứt dầm bê tông, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết phía dưới nhé.

1 Nguyên nhân gây nứt dầm bê tông

Dầm bê tông cốt thép là một cấu kiện được sử dụng phổ biến trong kết cấu xây dựng. Cấu tạo nên dầm bê tông cốt thép gồm có bê tông và cốt thép. Dầm thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Trong xây dựng, thường thì dầm thường được gối lên cột, thuật ngữ xây dựng gọi là dầm chính.

cách xử lý vết nứt dầm bê tông

Nguyên nhân chính (bỏ qua tác động của thien tai) xẩy ra các vết nứt dầm bê tông đó là do khả năng chịu lực và sự ăn mòn.




Xét về khả năng chịu lực, có thể xét đến các nguyên nhân gây vết nứt trên dầm bê tông như sau:

  • Dầm bị vết nứt do không đủ khả năng chịu lực uốn, lực cắt;
  • Dầm bị vết nứt do bê tông vùng nén bị phá hoại;
  • Dầm bị vết nứt do kết cấu nền móng không đảm bảo, gây ra sự phân bố lực không đều;
  • Trong quá trình thi công đã bị sai biện pháp và quy trình thi công, bảo dưỡng bê tông thời kì đầu không tốt.

Xét về sự ăn mòn: Thường thì mặt trên của dầm bê tông thường có sàn, sàn cũng thường là bê tông cót thép, vì vậy cốt thép chịu lực lớp trên dầm được bảo vệ tốt hơn, tránh được xâm thực của môi trường (không khí, độ ẩm, nước biển, ăn mòn hóa học).

Ngược lại, cốt thép chịu lực phía dưới bụng dầm chỉ được bảo vệ bởi lớp bê tông bảo vệ và vữa trát. Do đó thép trong dầm bê tông rất dễ bị ăn mòn nếu công trình nằm tại các vùng bị xâm thực, ảnh hưởng bởi không khí ẩm ướt.

=> Cách triển khai bản vẽ thi công với Revit<=

2 Nứt dầm bê tông có nguy hiểm không?

Vấn đề để xẩy ra nứt dầm khá phổ biến phổ biến. Nếu vết nứt dầm bê tông không được kiểm tra phát hiện, đánh giá đúng mức độ và nguyên nhân thì có thể xẩy ra nguy cơ ăn mòn cốt thép bên trong, giảm khả năng chịu lực. Nếu vết nứt nghiêm trong tj thì có thể làm hư hỏng kết cấu và ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.

=>Cách lập tiến độ thi công với MS project<=

3 Dấu hiệu nhận biết vết nứt dầm bê tông

Bằng mắt thường chúng ta chỉ đánh giá được sơ bộ vết nứt, nếu là những đơn vị chuyên môn, họ sẽ có các công cụ để đánh giá nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của vết nứt dầm.

  • Khi dầm bê tông không đủ khả năng chịu lực cắt thì các vết nứt trên dầm thường sẽ xuất hiện ở bụng dầm và vùng gần 2 đầu gối tựa (cột) hoặc nút giao dầm. Các vết nứt do lực cắt sẽ phát triển theo phương chéo từ gối tựa (cột) lên mặt trên dầm;

cách xử lý vết nứt dầm

  • Khi dầm bê tông không đủ khả năng chịu lực uốn thì trong trường hợp này các vết nứt sẽ xuất hiện ở vùng giữa nhịp dầm. Vết nứt sẽ nhìn rõ nhất ở mặt đáy dầm rồi lan dần lên 2 bên thành dầm.
  • Đối với vết nứt xẩy ra do vùng nén bị phá hoại thì đây là hình thái vết nứt phức tạp nhất. Trường hợp này các vết nứt thường có ở vùng giữa dầm nhưng chỉ xuất hiện hai bên hông dầm chứ không có ở đáy dầm;
  • Đối với vết nứt xẩy ra khi dầm bị ăn mòn thì vết nứt sẽ xuất hiện ở mặt dưới và hông dầm, theo phương dọc dầm trùng với vị trí cốt thép dọc dầm.

cách xử lý vết nứt dầm bê tông

=>Lên ý tưởng và triển khai thiết kế quán coffee<=

4 Cách xử lý vết nứt dầm bê tông

Đối với các vết nứt nhỏ, không gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu thì ta có thể xử lý bằng cách tram lại bằng vữa hoặc keo, sau đó sơn lại. Đối với các vết nứt lớn, sau khi đánh giá nguyên nhân và mức độ tác động thì thường có các phương án xủ lý như sau:




 

Đối với nguyên nhân xẩy ra vết nứt bê tông có khả năng chịu lực của kết cấu, thì giải pháp đưa ra thường là phải thuê đơn vị gia cố kết cấu thì mới đảm bảo tính lâu dài cho công trình được, cụ thể:

  • Để tăng khả năng chịu lực uốn cho dầm, phương án thường là xây thêm bức tường hoặc cột đỡ phía dưới dầm; nhưng để không bị ảnh hưởng đến kiến trúc công trình chúng ta có thể sử dụng phương pháp gia cố bằng tấm các bon cường độ cao (carbon fiber – CFRP);
  • Để tăng khả năng chịu lực nén cho dầm, chúng ta cần cần tăng cường lớp thép dọc phía trên dầm hoặc gia cố thêm tại 1 vùng vị trí nhât định. Tất nhiên quá trình này cần có tính toán chi tiết để đảm bảo tính làm việc đồng thời của bê tông cũ và bê tông mới phía trên mặt dầm;

xử lý vết nứt dầm bê tông

  • Để tăng khả năng chống ăn mòn cho dầm, ngay từ lúc thiết kế và thi công, chúng ta cần phải chú ý để bố trí chiều dày lớp bê tông bảo vệ tăng lên phù hợp với tính chất xâm thực của môi trường. Trường hợp dầm đã bị nứt do cốt thép cần bị ăn mòn, cần gia cố dầm bằng cách đục bỏ toàn bộ những mảng bê tông bị nứt, đánh rỉ cốt thép, gia cố lại bằng vữa cường độ cao chuyên dụng, sau đó bọc toàn bộ dầm bằng tấm các bon cường độ cao (carbon fiber – CFRP).

xử lý vết nứt dầm bê tông CFRP

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết tại Diễn đàn học xây dựng. Nếu thấy bài viết có ích hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người nhé. Cảm ơn các bạn.

=>Tự do tài chính cùng chứng khoán<=

Trả lời