Liên kết bu lông là loại liên kết được sử dụng phổ biến trong kết cấu xây dựng nói chung và trong kết cấu nhà thép tiền chế nói riêng. Tính toán liên kết bu lông bao gồm tính toán khả năng chịu lực của bu long và khả năng chịu lực của liên kết. Để thuận tiện cho công việc tính toán số học, các bạn có thể tham khảo bảng tính toán liên kết bu lông dưới đây.
1 Vật liệu sử dụng để tính toán liên kết bu lông
Trước khi tính toán liên kết bu long, chúng ta cần quan tâm đến một số loại thông số của vật liệu như trong ảnh dưới đây.
Trong đó:
- Cấp độ bền của bu lông;
- Cường độ tính toán chịu cắt của bu lông fvb;
- Cường độ tính toán chịu kéo của bu lông ftb;
- Cường độ tính toán chịu ép mặt của bu lông fcb;
- Diện tích tiết diện tính toán của thân bu lông A
- Diện tích tiết diện thực của thân bu lông Abn
- Hệ số điều kiện làm việc của bu lông
Hệ số điều kiện làm việc của bu lông được theo theo bảng phía dưới
2 Tính toán khả năng chịu lực của bu lông
Trong bài toán tính toán khả năng chịu lực của bu lông, chúng ta cần giải quyết 3 giá trị:
- Tính toán khả năng chịu lực cắt của bu lông;
- Tính toán khả năng chịu ép mặt của bu lông;
- Tính toán khả năng chịu kéo của bu lông.
Ngoài các giá trị nội lực đã có, chúng ta cần quan tâm đến số mặt cắt tính toán của bu lông nv.
3 Kiểm tra khả năng chịu lực của liên kết bu lông
Kiểm tra khả năng chịu lực của liên kết bu lông bao gồm:
- Liên kết chịu nén (kéo) uốn đồng thời;
- Liên kết chịu cắt.
Như chúng ta đã biết, số lượng bu lông trong liên kết khi chịu lực dọc N được tính theo công thức: n≥N/([N]minϒc)
[N]min – giá trị nhỏ nhất trong các khả năng chịu lực của một bu lông tính theo công thức trên.
Khi tác dụng của mô men gây trượt các cấu kiện được liên kết thì lực phân phối cho các bu lông tỷ lệ với khoảng cách từ trọng tâm của liên kết đến bu lông khảo sát.
Bu lông chịu cắt và chịu kéo đồng thời được kiểm tra chịu cắt và chịu kéo riêng biệt. Trường hợp bu lông chịu cắt do tác dụng đồng thời của lực dọc và mô men thì được kiểm tra theo hợp lực của các nội lực thành phần.
Khi các cấu kiện được liên kết với nhau qua cấu kiện trung gian, hoặc khi dùng bản nối ở một phía thì khi đó số lượng bu lông phải tăng lên 10% so với tính toán.
Link tải [mẫu bảng tính liên kết bu lông]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết chia sẻ bảng tính toán liên kết bu lông tại [Diễn đàn học xây dựng]. Đây là bảng tính được chia sẻ miễn phí, nên các bạn hãy kiểm tra lại tính chính xác của bảng tính trước khi sử dụng nhé.